HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐA NHÓM BẰNG PHẦN MỀM SmartPLS

(PHẦN 1 - CƠ BẢN)


♦ Trước khi có sự xuất hiện của SmartPLS 4, các phiên bản cũ hơn của SmartPLS chỉ cho phép người dùng phân tích mô hình PLS SEM. Tuy nhiên, đến phiên bản SmartPLS 4 đã tích hợp kỹ thuật phân tích cho mô hình CB SEM song song với mô hình PLS SEM. Nếu sử dụng AMOS để phân tích cấu trúc đa nhóm cho mô hình CB SEM thì thủ tục thực hiện sẽ rờm rà hơn, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết thủ tục MGA cho CB SEM sử dụng AMOS ở một bài viết khác. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ đi chi tiết thủ tục phân tích cấu trúc đa nhóm cho mô hình PLS SEM sử dụng phần mềm SmartPLS 3.

 Phân tích cấu trúc đa nhóm có mục đích là xác định xem sự ảnh hưởng của các biến kiểm soát (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, v.v) hay các biến điều tiết đến các mối tương quan trong mô hình nghiên cứu. Việc này sẽ giúp xác định xem các mối tương quan đó có sự khác biệt nhau hay không giữa các nhóm nhân tố khác nhau. Nó hơi rối, nhưng ý nghĩa giống như phân tích T-test hay Anova-one-way vậy đó.

♦ Để thực hiện, anh chị làm như sau:

♦ Về cơ bản để phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm anh chị cần chuyển về dạng biến phân nhóm. Biến định tính đều là những biến phân nhóm. Vd: giới tính có 2 nhóm nam và nữ, trình độ hay tuổi cũng vậy. Biến định lượng bản chất không phải là biến phân nhóm, nó thuộc thang đo tỷ lệ (scale), chính vì vậy để phân tích cấu trúc đa nhóm cho biến định lượng, anh/chị cần chuyển về dạng phân nhóm (biến giả định tính). Vd: Biến Thái độ khởi nghiệp được sử dụng thang đo likert 7 điểm để đo lường, nó là biến điều tiết trong mô hình. Anh chị cần chuyển nó về dạng phân nhóm dựa trên giá trị trung bình (mean) hay vị trí giữa (median). Ví dụ:

Biến thái độ (TD)

Mean

Median

TD1

TD2

TD3

TD4

TD5

1

5

7

7

4

4.80

5

Median cần sắp xếp theo thứ tự lại rồi lấy số ở vị trí giữa, nếu số lượng phần tử chẵn thì median sẽ lấy trung bình của 2 số ở giữa, ví dụ sau:

Biến thái độ (TD)

Median

TD1

TD2

TD3

TD4

TD5

TD6

1

5

7

7

4

3

4.5


♦ Ở đây, biến thái độ mình chia ra thành 2 nhóm dựa trên mean. Nếu mean nhỏ hơn trung bình của thang đo likert 7 điểm (là 4) thì xếp vào nhóm có thái độ không tích cực, và ngược lại xếp vào nhóm có thái độ tích cực. Như vậy, anh chị đã chuyển biến định lượng về dạng biến giả để phân tích đa cấu trúc rồi đấy.

♦ Ví dụ, ở đây ta có mô hình PLS SEM gồm có 4 biến độc lập, 3 biến kiểm soát, và 1 biến phụ thuộc là LY (lòng trung thành) như sau:


♦ Ta cần phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng ở từng nhóm mua là như thế nào, ở đây chúng ta có 2 nhóm mua là nhóm mua ở chợ truyền thống và nhóm mua ở siêu thị. Các anh chị lưu ý là với mỗi lần phân tích MGA, chúng ta nên chọn từng cặp nhóm một để phân tích cho nó đỡ rối.


    

♦ Như vậy, đối với nhóm mua ở siêu thị thì chỉ có AS và AW là có ảnh hưởng đến Lòng trung thành của họ. Còn đối với nhóm mua ở chợ truyền thống thì QP và RI mới có tác động đến lòng trung thành. Dựa vào kết quả này để người quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao lòng trung thành cho khách hàng của mình phù hợp với từng nhóm mua cụ thể.  

♦ Trên đây chỉ là phần lý thuyết cơ bản của MGA. Trong chuyên đề sau, chúng tôi sẽ trình bày phần MGA nâng cao cho cả mô hình CB SEM và PLS SEM chạy trên các nền tảng AMOS & SmartPLS một cách đầy đủ và chuyên sâu hơn.



0971202308