PHÂN TÍCH BỘ TỨ KHẲNG
ĐỊNH TRONG PLS SEM (CTA-PLS)
Mục đích phân tích
CTA (Confirmatory
tetrad analyses) trong PLS SEM là để xác định mô hình đo lường thuộc dạng nguyên
nhân (formative) hay kết quả (reflective). Tuy nhiên, theo
Để các bạn dễ hình
dung về 2 mô hình nguyên nhân và kết quả, chúng tôi trình bày một số đặc điểm
phân biệt giữa 2 loại mô hình này như sau (Theo
STT |
Mô hình nguyên nhân |
Mô hình kết quả |
1 |
Hướng của quan hệ nhân quả là từ các biến quan sát đi
đến biến nghiên cứu. |
Hướng của quan hệ nhân quả là từ biến nghiên cứu đi
đến các biến quan sát. |
2 |
Các biến quan sát xác định các đặc tính của biến
nghiên cứu. |
Các biến quan sát là phản ánh (hay biểu thị) của biến
nghiên cứu. |
3 |
Những thay đổi trong các biến quan sát sẽ gây ra
những thay đổi trong biến nghiên cứu. |
Những thay đổi trong các biến quan sát sẽ không gây
ra những thay đổi trong biến nghiên cứu. |
4 |
Các biến quan sát không cần có nội dung tương tự; các
biến quan sát không cần chia sẻ một chủ đề chung. |
Các biến quan sát phải có nội dung tương tự; các biến
quan sát nên chia sẻ một chủ đề chung. |
5 |
Việc bỏ biến quan sát có thể thay đổi miền khái niệm
của biến nghiên cứu. |
Việc bỏ biến quan sát không làm thay đổi miền khái
niệm của biến nghiên cứu. |
6 |
Các bên quan sát không cần phải có cùng các tác động
và các hệ quả. |
Các bên quan sát phải có cùng các tác động và các hệ
quả. |
Khi nào thì chạy phân
tích CTA-PLS? khi các bạn chưa xác định được dạng mô hình đo lường thuộc loại
nguyên nhân hay kết quả (chưa xác định được mô hình nghiên cứu).
Như đã đề cập mục đích
ban đầu của CTA, giờ chúng tôi sẽ trình bày cách thức kiểm định CTA cho mô hình
nguyên nhân (formative model). Trước khi thực hiện các bước kiểm định, chúng tôi
có một vài lưu ý (điều kiện cần đối với mô hình formative) để chạy được CTA, đó
là mỗi biến cấu trúc phải được đo lường ít nhất bởi 4 biến quan sát, và tối đa
là 25 biến quan sát. Trong trường hợp các anh chị chạy mô hình PLS SEM mà tất cả
các construct đều có 3 biến quan sát trở xuống thì sẽ không chạy được CTA hoặc
CTA không cho kết quả các các construct chỉ có 3 quan sát trở xuống.
Bây giờ để hướng dẫn
các bạn phân tích CTA, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình minh họa như sau:
Bước 1: Chạy phân tích
CTA từ màn hình SmartPLS
Bước 2: Đọc kết quả từ
Report của chương trình SmartPLS
Các tiêu chí để kết
luận một mô hình đo lường có thuộc dạng mô hình nguyên nhân (formative model)
hay không?
• Nếu 80% các tổ hợp
phân tích CTA có giá trị P-value lớn hơn 5% thì kết luận được rằng nó là cấu trúc
phản ánh (reflective construct), hay chính là mô hình kết quả (reflective
model). Có tài liệu thì để 90% như của Hair và cộng sự (2017).
• Nếu khoảng tin cậy
từ thấp đến cao mà chứa giá trị 0 (zero) thì kết luận rằng nó là cấu trúc phản ánh,
hay chính là mô hình kết quả.
Khi phân tích CTA,
chúng ta cần phải kết hợp cả 2 điều kiện trên để kết luận một cấu trúc có phải
thuộc dạng formative hay reflective. Trong 2 điều kiện trên, thì điều kiện số 1
là ưu tiên đầu tiên. Bởi vì có nhiều trường hợp chồng chéo điều kiện.
Cụ thể trong trường
hợp minh họa số liệu ở đây, chúng ta thấy rằng:
100% các tổ hợp đều
có p value lớn hơn 5%, và khoảng tin cậy từ thấp tới cao đi qua giá trị không.
Nên thang đo KQ trong trường hợp này không thể là dạng formative được, mà phải
là reflective. Do vậy, bạn cần phải chỉnh lại mô hình cho phù hợp. Mô hình sau
hiệu chỉnh như sau:
Lưu ý rằng, kết quả phân tích CTA-PLS chỉ là một trong những phương tiện cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về dạng phù hợp của một mô hình đo lường (nguyên nhân hay kết quả). Yếu tố chính để quyết định dạng phù hợp của mô hình đo lường vẫn là về mặt lý thuyết và các khái niệm nghiên cứu.
Trên đây là mô hình
chỉ có một construct được đo lường bởi 4 biến quan sát, nên kết quả CTA chỉ có
một construct (KQ). Trong trường hợp mô hình chứa nhiều construct có hơn 3 biến
quan sát thì khi phân tích CTA sẽ cho nhiều kết quả construct hơn.
Tài liệu tham khảo:
Hair Jr, J. F.,
Sarstedt, M., Ringle, C. M., & Gudergan, S. P. (2017). Advanced issues
in partial least squares structural equation modeling. saGe publications.
Jarvis, C. B., MacKenzie, S. B., & Podsakoff, P. M. (2003). A Critical Review of Construct Indicators and Measurement Model Misspecification in Marketing and Consumer Research. Journal of Consumer Research, 30(2), 199–218. https://doi.org/10.1086/376806